Một cây chuối bị chặt ngọn gần như vô dụng, gây bất tiện cho người nông dân. Nhưng một công ty ở Uganda đang mua thân cây chuối để biến sợi chuối thành đồ thủ công hấp dẫn.
Thân cây chuối bỏ đi được sử dụng để sản xuất đồ thủ công ở Uganda. Ảnh: AP.
Ý tưởng này mang tính sáng tạo cũng như bền vững Uganda - nơi có tỷ lệ tiêu thụ chuối cao nhất thế giới và là nước sản xuất chuối hàng đầu châu Phi. Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, ở khu vực nông thôn, chuối có thể đóng góp tới 25% lượng calo hàng ngày.
Để thu hoạch cây trồng, cây phải bị chặt ngọn, sau đó thân cây chắc chắn sẽ bị thối trên các cánh đồng trống. Nhưng công ty khởi nghiệp địa phương Texfad hiện đang tận dụng lượng thân cây mục nát dồi dào này để chiết xuất sợi chuối dùng để chế biến thành các sản phẩm có thể nối tóc cho phụ nữ và nghiên cứu tạo loại vải khả thi và nhiều thứ khác từ sợi chuối.
Ông John Baptist Okello - Giám đốc kinh doanh của Texfad cho biết, hoạt động kinh doanh này có ý nghĩa ở một đất nước mà nông dân “đang phải vật lộn rất nhiều” với hàng triệu tấn rác thải liên quan đến chuối. Công ty hợp tác với 7 nhóm nông dân khác nhau ở miền Tây Uganda, trả 2,70 USD cho một kg sợi khô.
Con số đó chỉ là một phần nhỏ so với những gì có được ở một quốc gia có hơn một 1 triệu ha trồng chuối. Theo số liệu từ Cục Thống kê Uganda, sản lượng chuối đã tăng đều đặn trong những năm qua, từ 6,5 tấn năm 2018 lên 8,3 tấn vào năm 2019.
Ý tưởng trên đang tạo thêm thu nhập cho người nông dân tại Uganda, biến rác thải sinh học thành thứ gì đó có giá trị để bán cho các đối tác, đồng thời cũng bảo vệ môi trường. Texfad hiện đang sản xuất những món đồ độc đáo và hấp dẫn từ sợi chuối. Những tấm thảm và chao đèn mà họ sản xuất đặc biệt hấp dẫn khách hàng, công ty hiện đang xuất khẩu một số sản phẩm sang châu Âu.
Bà Faith Kabahuma - người thuộc chương trình phát triển tóc chuối của Texfad khẳng định: Tất cả các sản phẩm của công ty đều có khả năng phân hủy sinh học.
Chủ đề: Không thứ gì đáng bỏ đi