Táo đỏ giả nhãn hiệu, không rõ xuất xứ đang được bán tràn lan, công khai trên thị trường

14/11/2023 02:14

Táo đỏ giả nhãn hiệu, không rõ xuất xứ đang được bán tràn lan, công khai trên thị trường

6:01 | 02/11/2023

GĐXH - Hiện nay, táo đỏ được rao bán ở các chợ dân sinh, shop tạp hóa hay chợ mạng chủ yếu đều là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Việt Nam.

Táo đỏ giả nhãn hiệu, không rõ xuất xứ đang được bán tràn lan, công khai trên thị trường

 

Hàng loạt nhãn hiệu sữa nổi tiếng bị làm giả, nếu không đặt cạnh hàng thật, không thể phân biệt

GĐXH - Ngày 11/10, Tổng cục QLTT mở không gian trưng bày nhận diện hàng thật, hàng giả tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm. Theo đó, từ nay đến hết ngày 17/10, người dân, du khách tham quan sẽ được tiếp cận miễn phí các thông tin hữu ích trong nhận diện, phân biệt sản phẩm thật - giả.

Vài năm trở lại đây, táo đỏ nhập khẩu đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi tác dụng tích cực đối với sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ như giàu dinh dưỡng, bổ sung sắt cho thai nhi, bổ gan, an thần, dễ ngủ, cải thiện dinh dưỡng cơ tim, cải thiện lão hóa cho da, tăng cường nội tiết tố…

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, hiện nay, táo đỏ có mặt trên thị trường Việt Nam chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Tân Cương (Trung Quốc) được bán với nhiều mức giá khác nhau. Giá bán lẻ chủ yếu dao động từ khoảng 80.000 – 200.000 đồng/kg, tùy loại.

Táo đỏ giả nhãn hiệu, không rõ xuất xứ đang được bán tràn lan, công khai trên thị trường

 

Cận cảnh loại táo đỏ Hàn Quốc loại 1kg đang được bán tràn lan trên thị trường. Thực tế, mặt hàng này đều đang giả nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong vai người tìm mua táo đỏ, phóng viên đã liên hệ với một cửa hàng chuyên phân phối, bán lẻ táo đỏ Hàn Quốc, kỷ tử tại Gia Lâm (TP Hà Nội), đại diện cửa hàng này cho biết, táo đỏ "chính hãng" được cửa hàng nhập khẩu chính ngạch từ Hàn Quốc thì trên bao bì luôn được đóng nhãn "SamSung" ở góc hộp sản phẩm.

Ngoài ra, trên bao bì sản phẩm được đóng logo "made in Korea", logo chứng nhận đạt an toàn thực phẩm "HACCP" và logo "product of Boeun – Green Boeun jujube".

Theo đại diện cửa hàng, táo đỏ Hàn Quốc đang phổ biến trên thị trường Việt Nam chỉ có duy nhất là "táo đỏ sấy khô Hàn Quốc Samsung Boeun Jujube" có trọng lượng 1kg/sản phẩm.

Táo đỏ giả nhãn hiệu, không rõ xuất xứ đang được bán tràn lan, công khai trên thị trường

 

Cận cảnh loại táo đỏ giả nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bán tràn lan trên thị trường Việt Nam. Mặt hàng này đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn vì giá rẻ, chỉ từ khoảng 80.000 đồng/kg. Ảnh: Bảo Loan

Liên hệ với "shop" Sen Hồng có địa chỉ tại số 29 đường 29 Tân Thới Nhất 3 (thuộc phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP Hồ Chí Minh), đại diện "shop" này cũng khẳng định táo đỏ sấy Samsung được nhập khẩu chính ngạch, hàng chính hãng. Các sản phẩm táo đỏ tại đây được đóng mặc định là 1kg/gói.

Ghi nhận của phóng viên, bằng mắt thường, các hộp táo đỏ được gắn chữ Samsung đều có trọng lượng 1kg, các logo trên hộp đều được in với màu sắc sặc sỡ. Các sản phẩm này cũng không có nhãn phụ thể hiện đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm sản phẩm trên thị trường.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT khẳng định, tất cả các mặt hàng táo đỏ có trọng lượng 1kg trên thị trường Việt Nam đều là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Việt Nam.

Táo đỏ giả nhãn hiệu, không rõ xuất xứ đang được bán tràn lan, công khai trên thị trường

 

Nếu không đặt sản phẩm nhập khẩu chính ngạch (trái) với sản phẩm giả nhãn hiệu (phải), chắc chắn người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng giả nhãn hiệu, đâu là sản phẩm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Ảnh: Bảo Loan

Bởi theo ông Linh, hiện nay, táo đỏ khô Hàn Quốc (dried Jujube) được duy nhất Công ty TNHH TM Organic Farm nhập khẩu vào Việt Nam và Công ty TNHH Solomon International (quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) phân phối, chịu trách nhiệm trên thị trường.

Ông Linh cho biết, nếu bằng mắt thường, rất khó nhận diện được đâu là táo đỏ nhập lậu, giả nhãn hiệu, đâu là sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch, ngoại trừ đặt hai sản phẩm bên cạnh nhau để so sánh.

Tuy nhiên, theo ông Linh, người tiêu dùng có thể "nằm lòng" một số điểm để nhận diện hàng thật – giả, như: Hàng thật chỉ có trọng lượng 500gram, trong khi hàng giả nhãn hiệu là 1kg; hàng nhập khẩu chính ngạch có tem của đơn vị phân phối trên thị trường. Trên tem có mã QR code và logo "Solomon Organic" chữ màu xanh lá cây.

Táo đỏ giả nhãn hiệu, không rõ xuất xứ đang được bán tràn lan, công khai trên thị trường

 

Mặt sau của bao bì táo đỏ được bảo hộ nhãn hiệu (trái) và sản phẩm giả nhãn hiệu (phải) mang nhiều điểm khác nhau như màu sắc bao bì, trọng lượng, màu chữ... Ảnh: Bảo Loan

Một điểm nữa để phân biệt hàng thật – giả là các góc sản phẩm hàng nhập khẩu chính ngạch được dập bằng máy, bằng mắt thường có thể thấy các đường dập rất chuyên nghiệp, không có lỗi. Trong khi đó, sản phẩm nhái nhãn hiệu được dập thủ công, trông khá sơ sài.

Ngoài ra, sản phẩm chính ngạch sẽ có tem nhãn phụ thể hiện đơn vị sản xuất, nơi sản xuất, đơn vị nhập khẩu, đơn vị chịu trách nhiệm trên thị trường, ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng như thành phần, cách sử dụng…

Theo ông Linh, thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ số lượng lớn táo đỏ không rõ nguồn gốc.

Đơn cử, tháng 4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hải Phòng vừa tiến hành khởi tố vụ án hình sự để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH XNK nông sản và gia vị sạch. Vụ việc này phát hiện tháng 12/2022. Số hàng thu được đều táo đỏ khô có nguồn gốc Trung Quốc, không qua chế biến đóng gói thành sản phẩm hoàn chỉnh có bao bì ghi chữ Hàn Quốc và tiếng Anh nhãn hiệu Samsung, Made in Korea.

Tháng 8/2023, 2.000 gói táo đỏ khô có trọng lượng 252g/gói được đóng gói trong 100 thùng carton được phát hiện tại địa bàn tỉnh Lào Cai. Toàn bộ hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, giấy tờ, tài liệu gì kèm theo, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh, trên thực tế, ở nước ta không hiếm gặp các nhãn hiệu có tên tuổi bị xâm phạm dưới các hình thức như sao chép, bắt chước kiểu dáng, mẫu mã gần giống hoặc tương tự, gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng và làm tổn hại đến kinh tế và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa được xem là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ nhãn hiệu hàng hóa, tạo sân chơi lành mạnh giữa các nhà sản xuất.

Đặc biệt, việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa còn góp phần đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giúp người tiêu dùng thoát khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng.

Táo đỏ giả nhãn hiệu, không rõ xuất xứ đang được bán tràn lan, công khai trên thị trường

 

Cách nhận biết nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu

Theo Nguồn thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

Táo đỏ giả nhãn hiệu, không rõ xuất xứ đang được bán tràn lan, công khai trên thị trường - Thời Sự